Châu Âu

Thaophuongnguyen-172610012656-le-hoi-1Những cây anh đào rợp bóng ở Tidal Basin, Washington, DC tạo nên khung cảnh tuyệt vời bên đài tưởng niệm Jefferson

2. Lễ hội mùa xuân ở Teotihuacan

Thaophuongnguyen-173410013457-le-hoi-2aLễ hội mùa xuân ở Teotihuacan tổ chức vào ngày 20 hay 21 tháng 3, với hàng nghìn người mộ đạo tham gia ở khu di tích rộng 30 dặm phía đông bắc của thành phố Mexico, tổ chức chào đón năm mới. Vào khoảng thời gian từ 9h tới 13h, những người tham dự leo qua 360 bậc thang để leo lên đỉnh Pyramid of the Sun, một kiến trúc lớn nhất ở đây với quan niệm để đến gần hơn với thần linh.

3. Lễ hội Las Fallas

Thaophuongnguyen-173310013336-le-hoi-3

Lễ hội kéo dài 5 ngày, được biết đến với tên Fallas, là một trong những lễ hội lớn nhất ở Tây Ban Nha, bắt đầu từ thời Trung Cổ.

4. Lễ hội Holla Mohalla

Thaophuongnguyen-175210015253-le-hoi-4Chỉ sau lễ hội Hindu Holi một ngày, Holla Mohalla là lễ hội mùa xuân lớn khác diễn ra trong 3 ngày. Điểm nổi bật của lễ hội diễn ra với màn biểu diễn thổi lửa nghệ thuật.

5. Lễ hội Passover

Thaophuongnguyen-175710015752-le-hoi-5Là một trong những lễ hội Do Thái rộng lớn nhất, Passover tưởng nhớ câu chuyện giải thoát dân Israel xưa khỏi ách nô lệ ở Ai Cập, trong đó đĩa Seder là món ăn biểu tượng liên quan đến câu chuyện này. Lễ hội kéo dài 1 tuần, diễn ra vào thời điểm mùa xuân.

6. Lễ hội Nowruz

Thaophuongnguyen-171310021325-le-hoi-6

Nowruz là lễ hội năm mới của người Iran, một lễ hội hàng năm được tổ chức rộng khắp nước, cũng đánh dấu ngày đầu tiên của mùa xuân (thường vào khoảng ngày 21 tháng 3). Nowruz được tổ chức ở Trung Á và thủ đô Bishek của Iran.

7. Lễ hội Semana Santa

Thaophuongnguyen-171510021541-le-hoi-7

Là một lễ hội quan trọng của những nước theo đạo Công giáo lớn như Mexico, Tây Ban Nha, Semana Santa (còn gọi là tuần lễ Holy) là một lễ hội đầy màu sắc với pháo hoa và nhiều hoạt động lễ hội khác. Lễ hội Semana Santa cũng là lễ hội chào mừng năm mới. Trong suốt thời gian lễ hội, những tác phẩm điêu khắc Last Supper được tạo hình trên bãi biển Mexico.

 Đến hội Lim nghe hát quan họ 12 – 14 tháng Giêng
thanhhuong-172919092939-hoi-limHội Lim là một lễ hội lớn đầu xuân vùng Kinh Bắc được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vào 8h sáng, hội Lim được mở đầu bằng lễ rước. Đoàn rước với đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc màu và cũng vô cùng cầu kì, đẹp mắt kéo dài tới cả gần cây số. Trong ngày lễ, có nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm. Đặc sắc hơn cả là phần hát hội. Hội thi hát được tổ chức theo hình thức du thuyền hát quan họ. Tại một hồ nước nhỏ sát bên cánh đồng làng Lim, chiếc thuyền hình rồng được sơn son thếp vàng rời bến trong những câu hát đậm đà nghĩa tình. Một bên thuyền là các liền chị, đối diện là những em nhỏ xúng xính trong những tà áo tứ thân. Các liền anh thì đứng hoặc ngồi sát hai phía đầu và cuối thuyền. Tối ngày 12 sẽ là đêm hội hát thi quan họ giữa các làng quan họ. Mỗi làng quan họ dựng một trại tại phần sân rộng của đồi Lim. Đây là phần hội hay nhất của cả lễ hội hội Lim.
Hội Cổ Loa từ mùng 6 đến 16 tháng Giêng Âm lịch
thanhhuong-173219093202-co-loaLễ hội Cổ Loa là một trong những lễ hội tiêu biểu của đất nước, tưởng nhớ và suy tôn An Dương Vương Thục Phán, người có công dựng nước Âu Lạc và xây thành Cổ Loa. Lễ hội Cổ Loa diễn ra tại làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, từ ngày 6 đến 16 tháng Giêng Âm lịch. Không chỉ có các nghi lễ tế, rước truyền thống, lễ hội Cổ Loa còn tưng bừng các trò chơi dân gian như bắn nỏ, đánh đu, đấu vật truyền thống, hát quan họ trên thuyền, bên giếng Ngọc trước cửa đền Thượng...
Hội chọi trâu Hải Lựu 17 tháng Giêng
thanhhuong-173319093302-choi trauLễ hội chọi trâu ở xã Hải Lựu, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc được mở hàng năm vào ngày 17 tháng Giêng, là lễ hội chọi trâu cổ xưa nhất Việt Nam. Tương truyền, lễ hội này có từ thế kỷ 2 trước Công nguyên. Khi nhà Hán xâm lược nước Nam Việt của con cháu Triệu Đà, nhà Triệu tan rã, thừa tướng nước Triệu là Lữ Gia lui quân về vùng núi Hải Lựu, Sông Lô - Vĩnh Phúc để tổ chức đánh giặc. Sau mỗi trận thắng, Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ, trâu sau khi chọi được giết để khao quân. Sau khi Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu thờ làm thành hoàng làng và lễ hội chọi trâu cũng bắt đầu có từ đó.
Hội Gióng Phù Đổng từ mùng 6 - 12 tháng 4 Âm lịchthanhhuong-173519093518-le-hoi-thanh-giongHội Gióng Phù Đổng là hội làng truyền thống tưởng nhớ công đức của vị Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng), được tổ chức thường niên tại xã Phù Đổng, huỵện Gia Lâm, Hà Nội, nơi sinh ra người anh hùng huyền thoại “Phù Đổng Thiên Vương”. Đây là một lễ hội đặc sắc đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Hội Gióng Phù Đổng tái hiện cảnh đoàn quân Thánh Gióng xuất thân từ những người dân lam lũ đứng lên đánh giặc Ân đến từ phương Bắc, bảo vệ bờ cõi khi bị xâm lăng.
Hội rước pháo làng Đông Kỵ mùng 4 – 6 tháng Giêng
thanhhuong-173619093614-ruoc-phao
Hội rước pháo làng Đồng Kỵ (xã Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh) để tưởng nhớ, tái hiện lại âm vang ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng, người ra lệnh xuất quân đánh giặc. Mọi công việc cho Lễ rước pháo được chuẩn bị từ sáng sớm ngày mùng 4 nhưng phải đến đúng 9 giờ sáng, hai quả pháo lớn tượng trưng cho pháo Nhất, pháo Nhì được các thanh niên trai tráng trong làng rước từ nhà ông đám trưởng (Trưởng Ban Khánh tiết) ra đình cùng với đoàn tế hàng trăm người trong sự chứng kiến và háo hức của hàng nghìn khách thập phương. Tưng bừng nhất là màn rước pháo; các hoạt động văn hoá thể thao xung quanh khu vực diễn ra hội làng cũng không kém phần sôi nổi như hát quan họ, hát tuồng cùng các cuộc so tài môn cầu lông, bóng chuyền, cờ tướng, chọi gà…
Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn mùng 05 - 07 tháng Giêng
thanhhuong-173719093704-tich-dien
Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam là một lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông, là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội. Lần đầu tiên lễ hội được diễn ra vào thế kỷ X ở Hà Nam, trên quê hương vua Lê Đại Hành và được khôi phục sau nhiều năm thất truyền kể từ năm 2009.
Lễ hội gồm: Phần lễ (lễ cáo yết xin Thành Hoàng cho mở lễ hội tại đình Đọi Tam; lễ rước nước lên chùa Đọi; lễ sái tịnh tại chùa Đọi; hội thi vẽ và trang trí trâu; lễ cầu an trên chùa Đọi; biểu diễn nghệ thuật và đốt cây bông, pháo thăng thiên; lễ rước kiệu của làng Đọi Tam đi đón vua; lễ rước kiệu vua từ trên chùa xuống núi Đọi; lễ tịch điền) và phần hội (tổ chức các gian hàng trưng bày sản phẩm, bán hàng lưu niệm; tổ chức giải vật Tịch điền Đọi Sơn và một số trò chơi dân gian, vui chơi giải trí).
Lễ hội xên bản xên mường mùng 5 tháng 2
thanhhuong-173819093805-xen-ban-xen
Lễ hội Xên Mường (cúng Mường) là một trong những lễ hội lớn trong năm của người Thái nhằm tưởng nhớ đến các vị thần linh đã khai sáng ra mường, (cách gọi tên vùng đất nơi người Thái đang sinh sống), cầu mong cho người Thái được ấm no, hạnh phúc.
Lễ hội Xên Mường của người Thái ở Mường Lò do ông Mo Nghè (Mo mường), người trông coi thần quyền cho Chủ mường và hội phụ lão đứng ra tổ chức. Lễ Xên mường phải có áo của con trai thuộc dòng dõi quý tộc gốc hay người đương chức làm vật tế. Ngày nay, chức danh quý tộc không còn nữa nên người Thái lấy áo của các vị lãnh đạo xã làm vật tế. Các trò chơi trong lễ hội Xên Mường thường là xoè vòng theo nhịp, ném còn…Trong hội Xên Mường còn tổ chức săn cá tập thể, một sinh hoạt khá lý thú.

Du khách sẽ có dịp thưởng ngoạn hoa anh đào khoe sắc ở Nhật, Hàn; hoa tulip đủ sắc màu rực rỡ giữa đất trời Hà Lan trong không gian thoáng đãng của mùa xuân.

10-2-201717-431585470-8342-1486694065Tháng 3, nhiều thành phố trên thế giới bước vào mùa anh đào rực rỡ nhất trong năm. Cố đô Kyoto (Nhật Bản) được nhắc đến nhiều và cũng là một trong những địa điểm ngắm hoa anh đào đẹp nhất trong năm.

10-2-201722-82784849-2466-1486694065

Từng cánh hoa anh đào nhẹ rơi trên những mái nhà cổ kính khiến Kyoto trở thành điểm đến thú vị cho những ai yêu nét hoài cổ, thi vị.

10-2-201730-497589336-7363-1486694065

Không chỉ có Kyoto, khắp nơi trên đất nước Nhật Bản đều đồng loạt tổ chức lễ hội ngắm hoa anh đào. Đây được xem là một hoạt động truyền thống lâu đời của xứ Phù Tang.
 10-2-20170-2710-1486694066
Dịp này, Hàn Quốc và Đài Loan cũng được phủ một màu hồng tím như thảm hoa khổng lồ, chẳng khác nào khung cảnh trong các bộ phim lãng mạn. Những nơi này cũng là điểm đến thú vị dành cho du khách đến thưởng ngoạn.
10-2-201726-1585-1486694066
Cùng với những thành phố nổi tiếng khác, Paris trong những ngày này cũng ngập tràn sắc thắm của hoa anh đào.
10-2-20178-4382-1486694066
Không chỉ có anh đào, hoa uất kim hương, thủy tiên vàng hay mỹ nhân... cũng đua nhau khoe sắc khắp các khu vườn.
10-2-201715-363049110-7224-1486694066
Nhắc đến hoa mùa xuân, không thể không nhắc tới vườn Keukenhof ở Lisse, Hà Lan - nơi hội tụ của hơn 4,5 triệu hoa tulip cùng hàng trăm loài hoa khác.
 10-2-201720-4013-1486694066
Những người trồng hoa tại Lisse đã tập hợp nhau lại, dành 32 hécta đất, góp 7 triệu cây hoa mỗi năm, ghép thành tiểu cảnh để quảng bá cho ngành nghề. Ngày nay, nơi đây trở thành điểm du lịch của đông đảo du khách mỗi khi xuân về.
10-2-201729-5373-1486694067
Những luống hoa nhiều màu vàng, cam, hồng, trắng đan xen giữa lá xanh như tấm thảm nhung mượt mà giữa đất trời mùa xuân.
10-2-201735-499576505-3261-1486694067
Du khách có thể chọn, mua và nghỉ qua đêm tại những ngôi nhà lưu động để ngắm hoa tulip vào sáng sớm ban mai.

 

Chùa Linh Quy Pháp ẤnThaophuongnguyen-170602110608-chua-nam-moi-1

Chùa Linh Quy Pháp Ấn nằm trên đỉnh đồi 45, huyện Lộc Thành, tỉnh Lâm Đồng. Khuôn viên chùa rộng khoảng 40 ha, với phong cảnh hoang sơ, kỳ bí gồm nhiều ngọn đồi cao bao phủ bởi những rừng cây và đồi chè bạt ngàn. 
Linh Quy Pháp Ấn nằm trên đỉnh cao quanh năm được mây vờn bao phủ, chính vì vậy nơi đây trở thành địa điểm yêu thích của các bạn trẻ ưa khám phá. Đến đây du khách sẽ được đắm mình trong không gian yên bình với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.
Chùa Linh Ứng
Thaophuongnguyen-172402112404-chua-nam-moi-2
Ở thành phố Đà Nẵng có ba ngôi chùa mang tên Linh Ứng, đó là chùa ở bán đảo Sơn Trà, núi Ngũ Hành Sơn, và ở Bà Nà. Chùa nằm trên đỉnh núi thuộc Bãi Bụt, bán đảo Sơn Trà được cho là chùa lớn nhất và đẹp nhất trong 3 chùa. 
Ngôi chùa này được ví như cõi Phật chốn trần gian, hướng ra vùng biển nước trong xanh và lặng sóng quanh năm với cảnh quan hoang sơ tuyệt đẹp. Chùa Linh ứng có tượng Phật Bà Quan Âm được ghi nhận cao nhất Việt Nam (67 m), hướng ra Biển Đông như phù hộ cho sóng yên biển lặng, người dân no ấm
Chùa Bái Đính
Thaophuongnguyen-172602112631-chua-nam-moi-3
Chùa Bái Đính nằm ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Đây là ngôi chùa có nhiều kỷ lục nhất Việt Nam. Chùa là một quần thể kiến trúc bao gồm nhiều công trình như cổng tam quan, khu chùa cổ, tượng Phật Di Lặc, dãy hàng lang La Hán... nằm trên một khu đất rộng lớn với diện tích hơn 500 ha. 
Nơi đây còn có bảo tháp 13 tầng cao nhất Đông Nam Á, nơi thờ xá lợi Phật được cung nghinh từ Ấn Độ về. Đến chiêm bái chùa Bái Đính du khách sẽ không khỏi choáng ngợp trước kiến trúc đồ sộ cũng như phong cảnh núi non hùng vĩ nơi đây. Lễ hội chùa Bái Đính diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch.
Núi Yên Tử
Thaophuongnguyen-173002113039-chua-nam-moi-4
Núi Yên Tử ở xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Trên núi là chùa Yên Tử với nhiều ngôi chùa, trong đó nổi tiếng nhất là chùa Đồng. Chùa Đồng nằm ở độ cao 1.068 m, trên đỉnh núi Yên Tử - ngọn cao nhất của dãy vòng cung Đông Triều. Chùa được làm mô phỏng theo một đài sen nở.
Trên dọc đường chinh phục đỉnh Yên Tử, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh vùng Đông Bắc như dải lụa xanh thẳm, đẹp lạ thường. Vào dịp đầu xuân từ mùng 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch, nơi đây diễn ra lễ hội Yên Tử thu hút du khách thập phương.
Lễ hội chùa Hương
Thaophuongnguyen-173302113305-chua-nam-moi-5Lễ hội chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch. Trong dịp này mỗi ngày ước tính có hàng nghìn du khách thập phương đã đổ về đây để vãn cảnh và lễ chùa. Chùa thuộc huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội, nơi có động Hương Tích tuyệt đẹp được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhất động". 
Để đến Hương Sơn, du khách sẽ được đón ở bến Đục, đi qua suối Yến dài khoảng 4 km. Đây là con đường thủy duy nhất dẫn vào chùa Hương. Phong cảnh nơi đây như một bức tranh thủy mặc bình yên đưa du khách lạc vào chốn bồng lai.
Chùa Thiên Mụ
 Thaophuongnguyen-173802113823-chua-nam-moi-6
Chùa Thiên Mụ nằm trên đồi Hà Khê, thuộc TP.Huế. Ngôi chùa này được xây dựng năm 1601, tọa lạc bên bờ sông Hương thơ mộng. Chùa Thiên Mụ với kiến trúc cổ kính đã góp phần điểm tô cho bức tranh thiên nhiên xứ Huế càng thêm vẻ duyên dáng, thi vị. 
Điều đặc biệt về kiến trúc của chùa là cổng tam quan nằm dưới khu vực bến thuyền, phía trước chùa là tháp Phước Duyên cao 7 tầng, xung quanh là những tán cây um tùm, như tô điểm thêm vẻ đẹp cổ kính của nơi đây.