Tây nguyên

Đài Loan là điểm đến hấp dẫn đối với những du khách thích du lịch văn hóa, bởi người dân nơi đây giữ lại được nét văn hóa truyền thống với một loạt lễ hội trải dài qua nhiều tháng.

Lễ hội mùa xuân

Lễ hội mùa xuân

Cũng như nhiều nơi khác ở châu Á, người Đài Loan đón Tết Âm lịch từ ngày 1 đến ngày 15 của tháng 1 Âm lịch. Tết Nguyên đán (hay còn gọi là lễ hội mùa xuân) là lúc mọi người xua bỏ hết những điều cũ kĩ của năm đã qua và đón chờ những điều mới mẻ. Đi liền với lễ hội này là hoạt động tiễn ông Táo về trời, dọn dẹp nhà cửa, nấu bánh bò (fagao), bánh gạo (niangao), cúng Giao thừa, đi lễ chùa, thăm hỏi người thân, bạn bè, cúng Thần tài vào mồng 4 và kinh doanh trở lại vào mồng 5.

Lễ hội đèn trời Bình Khê

Lễ hội đèn trời Bình Khê

Du khách đến với Đài Loan những ngày đầu xuân không nên bỏ lỡ lễ hội đèn trời Bình Khê (Pingxi). Cảm giác hàng nghìn chiếc đèn lung linh, đỏ rực trên nền trời tối là cảnh tượng mà bất kỳ ai chứng kiến cũng không khỏi ngỡ ngàng. Hoạt động truyền thống này xuất phát từ một câu chuyện cổ về dân làng Thập Phần (Shifen) thả đèn lồng lên trời để báo hiệu bình an. Việc thả đèn trời cũng mang ý nghĩa gửi gắm những ước nguyện đến trời cao và bày tỏ lòng thành kính mong điều ước sẽ trở thành sự thật.

Lễ hội lồng đèn

Lễ hội lồng đèn

Lễ hội lồng đèn Đài Loan là hoạt động thường niên của vùng đảo xinh đẹp này. Năm sau, chương trình sẽ diễn ra từ ngày 2/3 đến 11/3/2018 tại Gia Nghĩa, Đài Loan. Trong ảnh là lễ hội lồng đèn diễn ra vào năm 2017 ở Vân Lâm (Yunlin).
Những chiếc lồng đèn khổng lồ, đa dạng về kiểu dáng, kích thước và màu sắc là điểm nhấn của hoạt động này, hứa hẹn thu hút những du khách nhí đến với Đài Loan. Bằng cách đưa du lịch, công nghệ, văn hóa và nghệ thuật vào một lễ hội truyền thống, sự kiện là nơi bộc lộ khả năng sáng tạo của các nghệ nhân Đài Loan.
Chương trình năm 2018 bao gồm nhiều chủ đề khác nhau. Khu vực lồng đèn nước sẽ diễn ra chương trình nhạc nước theo tiêu chuẩn quốc tế để mô tả lại quang cảnh tuyệt đẹp của núi A Lý (Alishan), kiến trúc của Bảo tàng Quốc gia Đài Loan… Lồng đèn đất là nơi tôn vinh những tác phẩm nghệ thuật thủ công truyền thống của các nghệ nhân địa phương; trong khi lồng đèn không khí sẽ được ứng dụng công nghệ, vật liệu và kỹ thuật mới.

Lễ hội pháo hoa Tổ ong Diêm Thuỷ

Lễ hội pháo hoa Tổ ong Diêm Thuỷ

Lễ hội pháo hoa Tổ ong Diêm Thuỷ (Yanshui Beehive Fireworks) được tổ chức tại làng Diêm Thuỷ, Đài Nam. Theo Tổng cục du lịch Đài Loan, đây là lễ hội dân gian lớn thứ 3 thế giới, đồng thời là một trong những lễ hội tôn giáo tiêu biểu của Đài Loan.
Hàng năm vào dịp Tết Nguyên đán, không khí tại làng Diêm Thuỷ vô cùng náo nhiệt. Người dân tin rằng càng nhiều tia lửa pháo hoa chạm vào người, những khó khăn xui xẻo sẽ tan biến và nhận càng nhiều may mắn, tài lộc trong năm mới. Chính vì vậy, lễ hội đã thu hút rất nhiều dân địa phương và khách du lịch từ khắp nơi đổ về.

Lễ hội văn hóa Bảo Sinh

Lễ hội văn hóa Bảo Sinh

Lễ hội văn hóa Bảo Sinh, một trong những lễ hội tôn giáo dân gian của Đài Loan, diễn ra trong khoảng ngày 1/4 đến 27/5 hàng năm. Chương trình gồm một chuỗi hoạt động thờ cúng, các tiết mục biểu diễn nghệ thuật truyền thống… thu hút nhiều du khách nước ngoài tham gia. Đền Bảo An Đại Long (Dalongdong Baoan) từng lọt vào danh sách Bảo tồn Di sản Văn hóa của UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2003.

Lễ hội đua thuyền rồng Lộc Cảng

Lễ hội đua thuyền rồng Lộc Cảng

Lễ hội đua thuyền rồng Lộc Cảng (Lukang) thường diễn ra vào nửa cuối tháng 5 - nửa đầu tháng 6 là dịp để người dân quảng bá di tích lịch sử, văn hóa, đồ thủ công mỹ nghệ, ẩm thực địa phương… đến du khách. Xuất hiện từ năm 1978, lễ hội này ngày càng được chú trọng và mở rộng quy mô. Đến năm 2006, đua thuyền rồng Lộc Cảng đã được đưa vào danh sách “12 lễ hội quan trọng ở Đài Loan”.

Lễ hội Nghĩa Dân

Lễ hội Nghĩa Dân

Nếu có dịp đến với vùng đất Tân Trúc (Hsinchu) vào tháng 8 (tức khoảng tháng 7 Âm lịch), bạn có thể dành thời gian tham dự lễ hội Nghĩa Dân (Nation Yimin Festival) tại miếu Bảo Trung Nghĩa Dân. Hoạt động truyền thống của lễ hội này gồm nâng các cột đèn lồng, thả đèn lồng trên mặt nước, gánh quang gánh trên vai để đi diễu hành, trả lại những miếng vải đen cho gia đình những người phụ nữ trong làng…

Lễ hội múa sư tử ở Cao Hùng

 Lễ hội múa sư tử ở Cao Hùng
Lễ hội múa sư tử ở Cao Hùng (Kaohsiung) là hoạt động ấn tượng tiếp theo trong danh sách lễ hội văn hóa thú vị ở Đài Loan. Vũ điệu của sư tử, biểu tượng cho sức mạnh, xuất phát từ khoảng thời gian nông nhàn của người dân, từ đó tạo nên nét văn hóa đặc sắc. Bạn có thể chùa Guangji, quận Qianzhen để thưởng thức những màn biểu diễn đặc sắc này.
Những lễ hội truyền thống được lưu giữ tốt biến Đài Loan trở thành điểm đến hấp dẫn đối với những du khách yêu thích du lịch văn hóa. Không dừng lại ở đó, vùng đất này còn nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên ấn tượng, nền ẩm thực phong phú, tính cách người dân thân thiện.

Thụy Điển mở cửa khách sạn xây từ băng tuyết

Năm nay, khách sạn được thiết kế theo chủ đề Phi hành gia vũ trụ và Nữ thần băng giá, do 36 nghệ sĩ khác nhau đến từ 17 quốc gia thực hiện. Đây là căn phòng King Kong, được thiết kế bởi nghệ sĩ Lkhagvadorj Dorjsuren.

Thụy Điển mở cửa khách sạn xây từ băng tuyếtTổng cộng 30.000 mét khối tuyết và băng đá đã được sử dụng để xây dựng khách sạn Icehotel, trong đó những tác phẩm nghệ thuật được chạm khắc từ 500 tấn băng đá tự nhiên. Căn phòng này có tên White Rabbit (Phòng Thỏ Trắng), được thiết kế bởi hai nghệ sĩ AnnaSofia Mååg và Niklas Byman.

Thụy Điển mở cửa khách sạn xây từ băng tuyết

Khách sạn Icehotel mở cửa lại vào mỗi năm với một vẻ ngoài mới. Đây là phòng Ground Rules được thiết kế bởi nghệ sĩ Carl Wellander và Ulrika Tallving, với những chú ốc sên chạm khắc bằng băng đá nằm ở vị trí trung tâm.

Thụy Điển mở cửa khách sạn xây từ băng tuyết

Tác phẩm chạm khắc hình những phi hành gia vũ trụ được đặt tại căn phòng mang tên Space Room (Phòng không gian), do nghệ sĩ Adrian Bois Pablo Lopez thiết kế. Băng đá còn được sử dụng để tạo ra một quầy bar và có cả những chiếc ly uống rượu.

Thụy Điển mở cửa khách sạn xây từ băng tuyết

Queen of the North (Nữ thần phương Bắc) là một trong những căn phòng đặc biệt của khách sạn, với một chiếc giường được ôm trọn trong lòng của một Nữ thần băng giá.

Thụy Điển mở cửa khách sạn xây từ băng tuyết

Căn phòng White Desert (Sa mạc trắng) do hai nghệ sĩ Timsam Harding và Fabián Jacquet Casado thiết kế với những mảng băng đá sắc nhọn cắt vào không gian.

Thụy Điển mở cửa khách sạn xây từ băng tuyết

Căn phòng Monstera được thiết kế một chiếc giường đặt giữa phòng với những chiếc lá chạm khắc trên tường.

Thụy Điển mở cửa khách sạn xây từ băng tuyết

Ở lối đi phía sau của khách sạn, các nghệ sĩ đã tạo ra những ánh đèn huyền ảo như được chiếu từ phương bắc, phát sáng trên bầu trời. Khách sạn có tổng cộng 35 phòng.

Khi du lịch Tết các bạn thường không nghĩ đến khu vực Tây Nguyên thế nên năm nay, các bạn hãy thử trải nghiệm và tận hưởng sắc xuân Tây Nguyên với những điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến nơi đây nhé .

Thác Dray Sáp (thác chồng) và thác Dray Nur (thác vợ)

Thác Dray Sáp (thác chồng) và thác Dray Nur (thác vợ)

Thác Đray Sap hay thác chồng(Thuộc Đăk Lăk), trong tiếng ê đê thì Đrây-Sáp nghĩa là Thác Khói. Do thác cao và lớn nên dưới chân thác đầy sương khói nước, nhìn ảo ảo ấy cao khoảng 50 m. Cùng với Đray Nur, thác Đray Sap tạo nên một cảnh quan du lịch hấp dẫn nhiều khách du lịch đến với Đăk Lăk.
Thác Đray Nur hay thác vợ (thuộc Đăk Nông) có chiều dài 250 m, độ cao trên 30 m, tạo nên khung cảnh hùng vĩ giữa núi rừng Tây Nguyên. Đến đây, ngoài ngắm thác, du khách còn tìm được những cảm giác mạnh khi chui vào hang đá bên trong lòng thác, đi cầu treo…
Phía sau thác là một hang động khá lớn, trong động có những khối đá to xù xì, đầy rêu nhưng được nhiều du khách thích thú khi xuyên qua màn nước, vào phía bên trong động để một lần trải nghiệm cảm giác khám phá.

Tháp Chàm Yang Prong

Tháp Chàm Yang Prong

Đây là tháp Chàm duy nhất ở Tây Nguyên. 
Tháp Chàm Yang Prong (Thần vĩ đại) hay còn gọi là Tháp chàm Rừng xanh là một ngôi tháp Chàm ở xã Ea Rốk, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk, cách thị trấn Ea Súp khoảng 15 km, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 100 km. 
Tháp rất đặc biệt bởi đây là ngôi tháp Chàm duy nhất không được xây dựng trên những ngọn đồi cao, không bóng cây như những ngọn tháp khác mà lại nằm chìm lấp dưới những tán cổ thụ của rừng già Ea Súp và bên dòng sông Ea H’leo. Đây cũng chính là ngọn tháp Chàm duy nhất được tìm thấy trên Tây Nguyên. Tháp có chiều cao 9m, đáy vuông mỗi cạnh dài 5m, có một cửa mở về phía Đông. Tháp để thờ thần Siva. Trong thời gian chiến tranh, tháp đã bị đánh mìn một lần nên đã hư hỏng nhiều. Hiện nay tháp Yang Prong đã được tu bổ và trở thành một điểm tham quan quan trọng ở Đắk Lắk.

Buôn Đôn

Buôn Đôn

Buôn Đôn lâu nay vẫn được nhắc đến là vùng đất huyền sử với cảnh quan hùng vĩ và bản sắc văn hóa đa dạng.
Nhiều du khách cho rằng, đến Đắk Lắk mà chưa đi du lịch Buôn Đôn thì coi như chưa tới Đắk Lắk. Xưa kia nói tới Buôn Đôn là nói tới cả một khu vực rộng lớn, vươn dài theo dòng sông Serepôk quanh năm nước chảy hiền hòa, con gái, con trai, người già, trẻ nhỏ say sưa với những vũ điệu dân gian trong lễ hội cùng nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nổi tiếng. Ngày nay Buôn Đôn là một địa điểm hấp dẫn khách du lịch của tỉnh Đắk Lắk.

Tham gia chương trình lửa trại văn hóa Tây Nguyên

Tham gia chương trình lửa trại văn hóa Tây Nguyên

Buôn Đôn đẹp không chỉ bởi phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà còn đẹp ở chiều sâu văn hóa lâu đời.
Khi màn đêm xuống, bên ánh lửa trại bập bùng với ché rượu cần đượm men say, cùng bước chung nhịp xoang trong âm hưởng rộn ràng của cồng chiêng, sẽ khiến bạn càng thêm cảm mến mảnh đất Tây Nguyên huyền thoại.

Đi bộ trên cầu treo là một trải nghiệm thú vị.

Đi bộ trên cầu treo là một trải nghiệm thú vị.

Đặc biệt, cảm giác đong đưa khi đi trên cầu treo Buôn Đôn, được làm bằng tre nứa, mây rừng sẽ là những trải nghiệm đáng nhớ.

 

Nga đang trở lại ngành công nghiệp du lịch vũ trụ với sự phát triển của mô hình khách sạn dạng module cao cấp xây dựng tại trạm vũ trụ quốc tế ISS trong vài năm tới.

Tập đoàn Roscosmos State Corporation mới đây tiết lộ kế hoạch xây dựng khách sạn module cao cấp gồm 4 phòng ngủ trên vũ trụ. Khách sạn dự kiến dài 15.5m, không gian 90m3, nặng 20 tấn, được thiết kế như module khoa học và năng lượng NEM -1. Bên trong không gian áp suất này được chia thành 4 cabin, 2 trạm vệ sinh, y tế và một cabin làm phòng khách.

Mỗi cabin phòng ngủ được thiết kế với cửa sổ nhỏ. Trong khi đó, sảnh tiếp khách có cửa sổ lớn, wifi, thiết bị phòng tập thể dục, khu vực ngắm trái đất ở độ cao 350 km.

Trước mắt, chi phí cho chuyến đi từ 1 đến 2 tuần tới quỹ đạo thấp hơn của Trái đất dự kiến tốn khoảng 40 triệu USD cho mỗi người (hơn 900 tỷ đồng/người). Ngoài ra, du khách phải trả thêm 20 triệu USD nếu muốn chụp ảnh ngoài không gian vũ trụ hay ở lại 1 tháng.

Khách sạn module vũ trụ được đặt tên là NEM – 2, do nhà thầu không gian hàng đầu của Nga là RKK Energia tạo nên. RKK Energia là công ty đi đầu về dịch vụ lữ hành không gian kể từ thập niên 90 của thế kỷ trước. Họ cũng là công ty đầu tiên thuê trạm Mir và đưa những triệu phú trên thế giới lên ISS.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chuyến bay ngoài không gian bị tạm hõa do các đối tác của ISS của Nga đặt hầu hết ghế lên tàu vũ trị Soyuz. Đây cũng là phương tiện duy nhất đưa du khách lên ISS kể từ sau khi tàu con thoi được “nghỉ ngơi” vào năm 2011.

Để thu được lợi nhuận, NEM-2 được tùy ý biến thành khách sạn và kinh doanh. Chi phí cho việc chế tạo rơi vào khoảng từ 279 - 446 triệu USD. Nhằm sớm thu được nguồn vốn đầu tư, RKK Energia đề xuất bay ít nhất 2 hành khách đi cùng 1 phi hành gia trên mỗi chuyến bay Soyuz hàng năm.

Thêm vào việc giảm chi phí ban đầu, RKK Energia khuyến khích ít nhất 12 hành khách đặt vé trước, sẵn sàng trả phí cọc 4 triệu USD trở lên để công ty phát triển module. Giải pháo này giống như Virgin Galactic từng làm khi mới bắt đầu xây dựng tham vọng du lịch không gian của mình. Các hành khách đặt cọc trước sẽ tiếp tục trả thêm mỗi lần 12,6 triệu USD trong 2 năm trước khi lên đường, và cuối cùng trả nốt 10,8 triệu USD để lên khách sạn vũ trụ.

Du lịch vũ trụ từ lâu được các phi hành gia và NASA khuyến khích phát triển. Năm 2016, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ đã phát hành một bộ áp phích thúc đẩy việc thăm dò vũ trụ.